Các nguyên tắc cốt lõi về an toàn vệ sinh lao động

Các nguyên tắc cốt lõi về an toàn vệ sinh lao động

 

Các nguyên tắc cốt lõi về an toàn vệ sinh lao động

An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một lĩnh vực đa ngành nghề, thường xuyên tiếp cận với những vấn đề liên quan đến các lĩnh vực khoa học như y tế (bao gồm tâm lý và độc chất học), ecgônômi, vật lý và hóa học, cũng như công nghệ, kinh tế học, luật pháp và các lĩnh vực đặc thù của nhiều ngành nghề và hoạt động khác nhau.
Với đặc điểm đa dạng và liên quan đến nhiều lĩnh vực như vậy, các nguyên tắc cơ bản của công tác ATVSLĐ có thể được xác định cụ thể như sau:
- Tất cả NLĐ đều có quyền. NLĐ cũng như NSDLĐ và chính phủ phải bảo đảm rằng những quyền này được bảo vệ và phải nỗ lực thiết lập cũng như duy trì môi trường và điều kiện làm việc lành mạnh. Cụ thể như sau:
+ công việc cần được diễn ra trong môi trường làm việc an toàn và lành mạnh;
+ các điều kiện lao động phải gắn liền với chất lượng cuộc sống và nhân phẩm;
+ công việc phải đem lại những triển vọng thực sự đối với thành tựu cá nhân, giúp hoàn thành tâm nguyện và phục vụ cho xã hội.
Xây dựng các chính sách về ATVSLĐ. Những chính sách này phải được triển khai ở cả cấp quốc gia (Chính phủ) và cấp doanh nghiệp, đồng thời phải được kết nối cũng như truyền đạt một cách có hiệu quả với tất cả các bên liên quan.
Hệ thống quốc gia về ATVSLĐ phải được thiết lập. Hệ thống này phải bao gồm tất cả các cơ chế và nội hàm cần thiết để xây dựng và duy trì một nền văn hóa phòng ngừa an toàn và sức khỏe. Hệ thống quốc gia phải được duy trì, từng bước phát triển và định kỳ kiểm tra rà soát.
Chương trình quốc gia về ATVSLĐ phải được xây dựng chi tiết. Khi đã xây dựng xong, chương trình này phải được triển khai, kiểm tra, đánh giá và định kỳ rà soát.
Đối tác xã hội là NSDLĐ và NLĐ và các bên liên quan phải được tham vấn. Việc làm này phải được tiến hành trong suốt quá trình xây dựng chi tiết, triển khai thực hiện, rà soát tất cả các chính sách, hệ thống và chương trình.
Các chương trình và chính sách về ATVSLĐ phải hướng vào hai mục tiêu là phòng ngừa và bảo vệ. Mọi nỗ lực cần được tập trung vào công tác phòng ngừa ban đầu tại cấp cơ sở. Nơi làm việc và môi trường làm việc phải được lên kế hoạch và thiết kế sao cho an toàn và lành mạnh.
Hoạt động không ngừng cải thiện công tác ATVSLĐ phải được đẩy mạnh. Việc làm này là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo các luật, quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật cấp quốc gia phòng ngừa trấn thương, bệnh tật và tử vong nghề nghiệp phải được định kỳ điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của xã hội, kỹ thuật và khoa học cũng như những thay đổi trong thế giới việc làm. Điều này sẽ đạt được thông qua việc mở rộng và thực hiện chính sách, hệ thống và chương trình quốc gia.
Thông tin đóng vai trò sống còn trong việc mở rộng và triển khai có hiệu quả các chương trình và chính sách. Việc thu thập và tuyên truyền chính xác thông tin liên quan đến các nguy cơ và vật liệu tiềm ẩn nguy cơ, giám sát nơi làm việc, kiểm tra việc thực hiện các chính sách và áp dụng bài học thực tiễn, cùng với các hoạt động liên quan khác đóng vai trò nòng cốt trong việc xây dựng và thực thi các chính sách có hiệu quả.
Tăng cường sức khỏe là nội dung trọng tâm của hoạt động thực hành sức khỏe nghề nghiệp. Cần hết sức nỗ lực để cải thiện trạng thái hưng thịnh về thể chất, tinh thần và xã hội của người lao động.
Các dịch vụ về sức khỏe nghề nghiệp bao quát tất cả các đối tượng lao động cần được thiết lập. Tốt nhất là tất cả các đối tượng NLĐ tham gia vào hoạt động kinh tế cần được tiếp cận với các dịch vụ này nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho NLĐ cũng như cải thiện điều kiện làm việc.
Công tác bồi thường, phục hồi và các dịch vụ chữa bệnh phải sẵn sàng phục  vụ NLĐ gặp chấn thương, tai nạn hay bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp. Nên có những hành động cụ thể để giảm thiểu những hậu quả của các nguy cơ nghề nghiệp.
Đào tạo và tập huấn và những nội dung cơ bản của môi trường làm việc an toàn và lành mạnh. NLĐ và NSDLĐ phải nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng quy trình làm việc an toàn và phương thức thực hiện. Cán bộ tập huấn phải được đào tạo về các lĩnh vực liên quan đối với từng ngành sản xuất riêng biệt, do đó họ có thể giải quyết được các vấn đề đặc thù về ATVSLĐ.
NLĐ, NSDLĐ và cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm, bổn phận và nghĩa vụ cụ thể. Ví dụ, NLĐ phải tuân thủ các quy trình an toàn đã đề ra; NSDLĐ phải cung cấp nơi làm việc an toàn và đảm bảo tốt công tác sơ cứu khi xảy ra sự cố; các cơ quan có thẩm quyền phải lập kế hoạch, trao đổi thông tin và định kỳ rà soát cũng như cập nhật các chính sách về ATVSLĐ.
Các chính sách phải được thực thi. Một hệ thống thanh tra phải được tổ chức nhằm đảm bảo việc tuân thủ các biện pháp ATVSLĐ và pháp lệnh về lao động.
Có thể thấy rõ vẫn tồn tại một vài sự chồng chéo giữa các nguyên tắc chung kể trên. Ví dụ như hoạt động thu thập và tuyên truyền thông tin về các mặt của công tác ATVSLĐ nhấn mạnh tất cả các hoạt động được mô tả. Thông tin là hết sức cần thiết trong công tác phòng ngừa cũng như điều trị các trấn thương và bệnh nghề nghiệp. Thông tin cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập các chính sách có hiệu quả và bảo đảm các chính sách này được thực thi. Lĩnh vực đào tạo và tập huấn cũng rất cần thông tin.
Trong khi các nguyên tắc chủ đạo hình thành nên các chương trình và chính sách về ATVSLĐ, thì các nguyên tắc được liệt kê trên đây không thể bao quát hết mọi khía cạnh của công tác ATVSLĐ. Các lĩnh vực càng mang tính đặc thù cao thì càng cần có những nguyên tắc phù hợp riêng. Hơn thế nữa, việc cân nhắc coi những vấn đề liên quan như quyền của mỗi cá nhân phải được tính đến khi tiếp hành soạn thảo một chính sách.

Hỗ trợ trực tuyến
Hotline
antoanlaodongbacgiang
DT Trực
antoanlaodongbacgiang
QL Dự án
antoanlaodongbacgiang
Đối tác - Khách hàng
Fanpage
Thống kê truy cập
Tổng truy cập
0667437
Trong tháng
012800
Trong tuần
000308
Trong ngày
000308
Trực tuyến
000009