Để đảm bảo an toàn trước khi làm việc ở bất kỳ môi trường nào, người lao động cần phải được tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Vậy, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động có ý nghĩa, mục đích như thế nào và đối tượng nào cần tham gia huấn luyện, trong bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu.
An toàn, vệ sinh lao động liên quan đến an toàn, sức khỏe và phúc lợi của người tham gia vào công việc hoặc làm việc. An toàn, vệ sinh lao động bao gồm 2 khái niệm chính:
• An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động. An toàn lao động không tốt sẽ gây tai nạn lao động.
• Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động. Vệ sinh lao động không tốt sẽ gây ra bệnh nghề nghiệp.
⇒ Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là một trong những phương thức giúp nâng cao hiểu biết cho người lao động, người sử dụng lao động về đảm bảo an toàn, vệ sinh trong lao động, từ đó có thể giảm thiểu các rủi ro, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho doanh nghiệp, cơ sở.
• Bảo đảm an toàn thân thể của người lao động, không để xảy ra tai nạn lao động.
• Bảo đảm người lao động khỏe mạnh, không bị mắc bệnh do tác động nghề nghiệp.
• Bồi dưỡng hồi phục kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động.
• Về mặt chính trị: Xã hội coi con người là vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển, con người là vốn quý nhất của xã hội phải luôn luôn được bảo vệ và phát triển.
• Về mặt xã hội: Người lao động là tế bào của gia đình, tế bào của xã hội. An toàn, vệ sinh động là chăm lo đến đời sống, hạnh phúc của người lao động là góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội,
• Về mặt kinh tế: Thực hiện tốt an toàn, vệ sinh lao động sẽ mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt, sản xuất có năng suất cao, hiệu quả, giảm chi phí do chữa bệnh, chi phí thiệt hại do tai nạn lao động…
⇒ Như vậy thực hiện tốt công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động sẽ tạo kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển bền vững và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Về phía Doanh nghiệp:
• Thiết lập những biện pháp phòng ngừa tai nạn trong quy trình sản xuất, vận hành thiết bị.
• Giảm thiểu chi phí cho các sự cố về con người lẫn máy móc.
• Giúp tăng năng suất lao động và chất lượng của sản phẩm đầu cuối.
• Tuân thủ đúng quy định, tránh rủi ro về pháp luật.
• Nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ hoạt động trong cùng ngành nghề.
Về phía Người lao động:
• Được cập nhật những kiến thức mới về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
• Nhận biết được các nguy cơ tiềm ẩn của tai nạn, từ đó biết cách phòng tránh an toàn.
• Tự biết cách bảo vệ bản thân trước những điều kiện môi trường làm việc có nhiều yếu tổ nguy hiểm.
Theo Điều 14 Luật 84/2015/QH13 quy định về huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động như sau:
1. Người quản lý phụ trách an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và được tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cấp giấy chứng nhận sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu. Trường hợp có thay đổi về chính sách, pháp luật hoặc khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động thì phải được huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Người sử dụng lao động tổ chức huấn luyện cho người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và cấp thẻ an toàn trước khi bố trí làm công việc này.
3. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động phải được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và được cấp thẻ an toàn. Nhà nước có chính sách hỗ trợ học phí cho người lao động quy định tại khoản này khi tham gia khóa huấn luyện. Mức, đối tượng và thời gian hỗ trợ do Chính phủ quy định chi tiết tùy theo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.
4. Người sử dụng lao động tự tổ chức huấn luyện và chịu trách nhiệm về chất lượng huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều này, người học nghề, tập nghề, người thử việc trước khi tuyển dụng hoặc bố trí làm việc và định kỳ huấn luyện lại nhằm trang bị đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, phù hợp với vị trí công việc được giao.
5. Việc huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động quy định tại Điều này phải phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng ngành nghề, vị trí công việc, quy mô lao động và không gây khó khăn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của cơ sở sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động chủ động tổ chức huấn luyện riêng về an toàn, vệ sinh lao động hoặc kết hợp huấn luyện các nội dung về an toàn, vệ sinh lao động với huấn luyện về phòng cháy, chữa cháy hoặc nội dung huấn luyện khác được pháp luật chuyên ngành quy định.
Công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động nhằm cung cấp những biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động và những chế độ chính sách, quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời duy trì tốt khả năng làm việc lâu dài của người lao động. Để được tư vấn về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quý khách hàng/doanh nghiệp vui lòng liên hệ tới:
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ AN TOÀN LAO ĐỘNG BẮC GIANG
© .