Dưới đây là hướng dẫn chi tiết nhất về cách sử dụng bình chữa cháy bạn nên đọc qua để trang bị cho mình một kỹ năng khi xảy ra sự cố hỏa hoạn
Trong thực tế cuộc sống hiện tại của chúng ta những phương tiện chữa cháy chưa được đa dạng, lực lượng chữa cháy còn khá ít, địa bàn chữa cháy có thể gặp khó khăn khi phải len lỏi vào hẻm nhỏ rất khó để cứu chữa kịp thời. Chính vì thế mỗi nhà, mỗi cơ quan luôn phải có phương án tự trang bị những biện pháp phòng cháy chữa cháy để bảo đảm an toàn về con người và tài sản. Sau đây là hướng dẫn sử dụng hai loại bình chữa cháy thông dụng nhất là bình bằng bột và bình CO2.
Việc trang bị cách sử dung các loại bình pccc cho nhân viên qua các buổi tập huấn, diễn tập phòng cháy chữa cháy là yêu cầu gần như bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp, công ty tại Việt Nam.
Đối với những công ty, kho xưởng việc trang bị bảng hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy hay bộ tiêu lệnh chữa chý là không thể thiếu. Những trang bị này tuy nhỏ nhưng sẽ góp 1 phần rất lớn vào việc nâng cao ý thức của công nhân, nhân viên trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy.
Dưới đây là hình ảnh hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy trong 3 bước đơn giản dễ nhớ.
ABC-2; ABC-4; ABC-8 hoặc BC-2; BC-4; BC-8 là ký hiệu cơ bản của những bình chữa cháy dạng bột.
Bình chữa cháy bột dùng để chữa đám cháy nào ?
Dựa trên những ký hiệu trên bình chữa cháy bột ABC hay BC mà từ đó bạn có thể biết được bình dùng để chữa những đám cháy loại nào.
Những chữ cái A – B – C ở trên đại diện cho khả năng dập cháy của bình đổi với những đám cháy có mức độ khác nhau. Cụ thể trên bình bột thường có ký hiệu ABC hoặc AB tương ứng như sau:
Các số còn lại là số KG bột có trong bình. vd: MFZ8 là bình chữa cháy 8kg, MFZ4 là bình chữa cháy 4kg (lưu ý số kg là số cân nặng của chất chữa cháy)
Tùy theo từng loại bình chữa cháy có ký hiệu khác nhau thì có thể dập tắt được những đám cháy với mức độ khác nhau. Ưu điểm của bình chữa cháy bột là có thể dập được những đám cháy bắt nguồn từ nguồn điện. Bột trong bình không dẫn điện, không độc lại có tác dụng rất mạnh trong việc ngăn lửa. Chủ yếu sử dụng để chữa, dập những đám chảy nhỏ, mới phát sinh. Bình dễ dàng kiểm tra, bảo dưỡng.
Khi bóp van bình nhờ vào sự chênh lệch áp suất của trong và ngoài bình thì bột khô theo lượng khí nén sẽ thoát ra theo hệ thống vòi dẫn. Ngay khi được phun ra lượng bột trong bình sẽ kìm hãm và làm tắt ngọn lửa nhờ ngăn cách vật liệu gây cháy với oxy, dần dần thu nhỏ ngọn lửa đến khi tắt.
Khi phát hiện đám cháy, mang bình đến gần, rút chột kẹp chì sau đó hướng loa phun vào gốc lửa, tiến hành xịt từ gốc lửa, cần để ý chỉ dừng lại khi lửa đã tắt hòa toàn.
Khi sử dụng bình chữa cháy CO2 cần chú ý không xịt vào những đám cháy có những kim loại đang cháy đỏ hoặc kiềm, than cốc, phân đạm vì sẽ có phản ứng hóa học gây sinh ra khỉ CO cực độc và dễ phát nổ, gây phức tạp thêm đám cháy.
Khi phun cần cầm vào những vị trì cách xa vòi phun, không phun dính vào người có thể gây bỏng lạnh
Tuy có hiệu quả cao đối với những đám cháy bắt nguồn từ điện, điện cao thế nhưng vẫn nên sử dụng đồ bảo hộ cách điện.
Khi chữa cháy trong khu vực kín như phòng, hoặc tầng hầm cần sơ tán mọi người ra khỏi phòng trước và để sẵn lối thoát cho mình trước khi tiến hành dập lửa.
Chỗ đặt bình nên trong chỗ râm mát thoáng khí, không để tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, không để nhiệt độ tiếp xúc với bình cao quá 55 độ C dễ gây nổ bình.
Cần thường xuyên bảo dưỡng bình, thay thế và loại bỏ nếu thấy hỏng hóc rỉ sét bình, để đảm bảo trong việc sử dụng và an toàn cho người sử dụng. (Đối với bình CO2 có thể sử dụng phương pháp cân để xác định việc rò rỉ khí).
Bình sau mỗi lần nạp khí hoặc sau 5 năm sử dụng cần phải được kiểm tra lại cẩn thận, test thủy lực trước khi đưa vào tiếp tực sử dụng.
© .